PHÁT ÂM TIẾNG TRUNG

Tiếng Trung được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới-  là 1 ngôn ngữ thú vị bởi hệ thống Hán tự, bước đầu có thể cảm thấy hơi khó nhưng càng học càng gắn bó càng thấy thú vị và muốn tìm hiểu ngôn ngữ này sâu hơn nữa, chẳng qua là bạn chưa tìm được phương pháp học hiệu quả mà thôi. Nếu chưa biết thì đến với Hoa ngữ Đông Phương bạn sẽ được trải nghiệm khóa học tiếng trung rất tuyệt vời và thú vị. Đầu tiên hãy nắm vững phiên âm thật tốt.

Các quy tắc phát âm tiếng Trung

 

1.

Vận mẫu i, u, ü khi đứng một mình trở thành âm tiết độc lập thì ta phiên âm như sau:

i => yi

u => wu

ü => yu

Ví dụ: Trong tiếng Trung số một là : “”, ta có phiên âm latinh là “yī”; số 5 là “”, phiên âm latinh là “wǔ”.

2.

- Hai âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau, thì âm tiết đầu đọc thành thanh 2, ( lưu ý chú âm vẫn giữ nguyên hai thanh 3)

Ví dụ: 你好 nǐ hǎo,  sẽ đọc thành “ní hǎo”

- Với ba âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau thì hai âm tiêt đầu đọc thành thanh 2, hoặc ta biến điệu ngắt theo từng cặp từ có nghĩa.

Ví dụ:

我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc thành “Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo”

Với 4 âm tiết cùng mang thanh thứ 3 thì âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2

Ví dụ:

我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ sẽ đọc thành /Wó yě hén hǎo/

3.

Nửa thanh thứ 3:

Nếu sau âm tiết thanh 3 là âm tiết mang thanh 1, thanh 2, thanh 4 thì ta chỉ đọc nửa thanh 3, đọc gần giống dấu hỏi trong tiếng Việt. Ví dụ:

很高Hěn gāo sẽ đọc thành “hẻn gāo”

 

4.

Vận mẫu bắt đầu bằng  nguyên âm “i” , “ü” và “u” thì ta cần phiên âm i => y; u => w; ü => yu và cộng với nguyên âm còn lại phía sau. Ví dụ

ia => ya

iou => you

iang => yang

Üe => yue

Üan => yuan

Uo => wo

Uan => wan

Lưu ý, vận mẫu “ in => yin”; “ ing => ying” 

5.

- Vận mẫu “ iou, uei, uen” khi kết hợp với thanh mẫu thì ta bỏ nguyên âm “o,e” ở giữa đi, cách đọc không thay đổi.

Ví dụ:

j+ iou => jiu

d+ uei => dui

g+ uen => gun 

6.

Vận mẫu chứa nguyên âm “ü” khi kết hợp với thanh mẫu “j,q,x” thì ta bỏ hai dấu chấm phía trên chữ “ u” đi, kết hợp với thanh mẫu “n,l” ta vẫn giữ nguyên. Ví dụ:

J + ün => jun

X + üe => xue

L +ü => lü

7.

Thanh mẫu z,c,s, zh, ch, sh,r khi kết hợp với vận mẫu “i” thì ta đọc i thành “ư”, ví dụ:

Số 4Sì đọc giống “sư”

Ăn là Chī đọc giống  “ chư”

8.

Biến điệu của“” bù: không, là phó từ dùng để phủ định

Khi “” /bù/ đứng trước âm tiết mang thanh 4 thì ta đọc và viết thành thanh 2 “bú”, các trường hợp còn lại sẽ không thay đổi.

9.  

Sau  “” yī là âm tiết thanh 4 thì đọc và viết thành “ yí ”, sau “” yī là thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc và viết thành “ yì”

Ví dụ:

一共Yīgòng: đọc và viết là “yí gòng”: tổng cộng

一样” Yīyàng: sẽ đọc và viết thành “yíyàng”: Giống nhau

一天Yītiān: đọc và viết là “yì tiān” : Một ngày

10.

Vận mẫu “ o” đứng một mình thường đọc giống “ô” trong tiếng Việt, nhưng đứng sau thanh mẫu b, p, m, f, thì vận mẫu “o” được đọc gần  giống “ua” trong tiếng Việt.

Ví dụ âm tiết “bo” đọc  gần giống tiếng Việt là “ pua”

 

Quy tắc viết pinyin trong tiếng Trung

 

1. Các nguyên âm “ü”, “üe”, “üan”, “ün”, khi ghép với các phụ âm “j”, “q”, “x” lúc viết phải bỏ hai dấu chấm trên nguyên âm “ü”. Ví dụ: ju jue juan jun qu que quan qun xu xue xuan xun.

2. Các nguyên âm “ü”. “üe”, khi ghép với phụ âm “l”, “n”, lúc viết hai dấu chấm trên nguyên âm “ü” phải giữ nguyên. Ví dụ: nü, nüe, lü, lüe.

3. Nếu trước nguyên âm “u” không ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm bán nguyên âm “w” ở phía trước:u-wu.

4. Các nguyên âm “ua”, “uo”, “uai”, “uei”, “uan”, “uen”, “uang”, “ueng”, nếu phía trước không ghép với phụ âm khi viết bỏ chữ “u” ở phía trước, thay bằng bán nguyên âm “w”. Ví dụ: ua – wa, uo – wo, uai – wai, uei – wei, uan – wan, uen – wen, uang – wang ueng – weng.

5. Nguyên âm “ü” chỉ có thể ghép với 5 phụ âm “n”, “l”, “j”, “q”, “x”.

6. Nguyên âm “iou”, nếu phía trước ghép với phụ âm, lúc viết phải bỏ “o” ở giữa. Ví dụ: qiū, niú, jiú, liù.

7. Các nguyên âm: “i”, “in”, “ing”, nếu phía trước không ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm bán nguyên âm “y” ở trước, ví dụ:i – yi, in – yin, ing – ying.

8. Các nguyên âm “ia”, “ie”, “iao”, “iou”, “ian”, “iang”, “iong”, nếu phía trước không ghép với phụ âm, lúc viết phải thay nguyên âm “i” bằng chữ cái “y”, ví dụ: ia – ya, ie – ye, iao – yao, iou – you, ian – yan, iang – yang, iong – yong.

9. Các nguyên âm “uei”, “uen” nếu phía trước ghép với phụ âm, lúc viết phải bỏ “e” ở giữa đi. Ví dụ: ruì, lún, dùn.

10. Các âm tiết có nguyên âm “a”, “o”, “i” đứng đầu, khi đặt phía sau âm tiết khác, nếu xuất hiện hiện tượng ranh giới giữa hai âm tiết bị lẫn lộn phải dùng dấu cách âm (‘) tách ra. Ví dụ;

+) píng’ān (平安), có nghĩa là bình an, từ này có hai âm tiết, âm tiết sau có nguyên âm “a” đứng đầu nếu không dùng dấu cách âm tách ra có khi đọc thành “pín gān” không có nghĩa gì.

+) jiāo’ào (骄傲) có nghĩa là kiêu ngạo, từ này có hai âm tiết, âm tiết sau có nguyên âm “a” đứng đầu, nếu không dùng dấu cách âm tách ra thì rất khó đọc.

11. Những danh từ riêng như tên người, địa danh, cơ quan, đoàn thể, đảng phái… chữ cái đầu phải viết hoa. Chữ cái đứng đầu mỗi câu, mỗi đoạn phải viết hoa…

ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC TẠI 2 ĐIA CHỈ HOẶC TRUY CẬP VÀ TRANG FANPAGE: TIẾNG HOA ĐÔNG PHƯƠNG ĐỂ ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC:

CS1: Số 5 Hữu Nghị, Bình Thọ Thủ Đức. (Chỉ dẫn : Gần Ngã tư Thủ Đức, ĐH SPKT, Google : "Tiếng Hoa Đông Phương - Tiếng Trung Thủ Đức")

-CS2: 270/7 Hoàng Hoa Thám, Phường 5, Bình Thạnh (Chỉ dẫn : Google : "Tiếng Hoa Đông Phương - Tiếng Trung Bình Thạnh")

(0976.953.674 GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM KHOÁ HỌC TẠI HOA NGỮ ĐÔNG PHƯƠNG NHÉ!!!

 

Đăng Ký Tư Vấn Khoá Học Miễn Phí